Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi “giao mùa”

TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy.

Hệ trục điều hành chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi sự gia tăng phức tạp và biến động của bộ hormon sinh sản - giới tính. Những hormon này được sản xuất và điều tiết dưới cơ chế chỉ đạo và phản hồi rất tinh vi của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.

Tại não bộ, hormon GnRH kích thích tuyến yên sản xuất hormon FSH và LH, lệnh cho buồng trứng tiết ra progesteron, estrogen. Trong một chu kỳ bình thường của những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, hàng tháng, hormon estrogen được sản xuất để kích thích sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng làm tổ. Khi trứng được phóng ra từ buồng trứng, chúng kích thích sản xuất ra progesteron. Nếu thai kỳ không xảy ra, lượng estrogen bị sụt giảm, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, người phụ nữ sẽ có kinh.

Rối loạn chu kỳ, cảnh báo hệ trục suy yếu

Theo thời gian, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy yếu, bộ hormon nữ bất ổn khiến trứng không trưởng thành và rời khỏi buồng trứng, dẫn tới kinh nguyệt không xuất hiện mặc dù estrogen vẫn được sản xuất, nhưng cơ thể không đủ progesteron để cân bằng ảnh hưởng của estrogen; hoặc cả progesteron và estrogen đều giảm thấp...

Thảo dược Lepidium Meyenii có trong Sâm ANGELA giúp cân chỉnh các rối loạn kinh nguyệt từ gốc một cách tự nhiên và an toàn.

Rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, thường trong khoảng 40 - 55 tuổi. Bên cạnh đó, stress, thừa cân - béo phì, ăn kiêng quá độ, vận động quá mức… cũng can thiệp vào sự trồi sụt của bộ hormon nữ khiến tình trạng này có thể diễn ra sớm hơn.

Rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể thiếu sắt dẫn đến mệt mỏi, kém tập trung, về lâu dài, các cơ quan nội tạng cũng bị tổn thương. Rối loạn này có thể còn cảnh báo nhiều bất ổn như: các bất thường tử cung (u xơ, u nang), buồng trứng đa nang, tiểu đường, ung thư... Đặc biệt, rối loạn kinh nguyệt làm phụ nữ rối loạn đời sống sinh lý, kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng khác như: khô âm đạo, niêm mạc âm đạo teo mỏng, khó đạt khoái cảm, đau rát khi quan hệ…, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc vợ chồng.

Chăm chút hệ trục vàng, cải thiện rối loạn kinh nguyệt từ gốc

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định, rối loạn kinh nguyệt quanh mãn kinh là tất yếu, nhưng hoàn toàn có thể can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng này đến sớm và giảm nhẹ các hệ lụy. Các phương pháp như bổ sung nội tiết estrogen đơn lẻ hoặc dùng hormon thay thế không được khuyến khích vì cơ thể phụ nữ khó hấp thu nên tác dụng rất thấp hoặc nguy hiểm hơn nếu bổ sung “quá tay” sẽ có thể làm tăng nguy cơ ung thư, mắc các bệnh tim mạch, làm tắt dần chức năng điều tiết của cơ thể.

Để làm chậm tuổi mãn kinh, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần thực hiện lối sống, dinh dưỡng lành mạnh như: vận động phù hợp với thể trạng và sức khỏe, dinh dưỡng khoa học với nhiều rau trái, hạn chế các loại chất béo, đường, đạm, muối, chất kích thích… Đồng thời, cần thiết chăm sóc hỗ trợ các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể phái đẹp là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng đang dần suy yếu.

Chọn lọc từ các giải pháp thiên nhiên chuyên biệt cho phụ nữ, các nhà khoa học đã phát hiện ra thảo dược quý Lepidium Meyenii sinh trưởng trên dãy núi cao Andes (Nam Mỹ) chứa nhiều sterol và các dưỡng chất đặc hiệu có khả năng tác động đến hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu tại Mỹ, Úc đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn của thảo dược Lepidium Meyenii khi giúp cho hệ trục này hoạt động mạch lạc, hài hòa. Từ đó, bộ hormon nữ được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý, làm chậm và cải thiện rối loạn kinh nguyệt, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh cho phụ nữ.

TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy

((Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bà bầu sắp sinh cần tránh làm gì trong dịp Tết?

Lưu ý về an toàn thực phẩm Ngày Tết, các gia đình có thói quen mua sắm, tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh với số lượng lớn để ăn uống, tiếp đ...